Cách kiểm tra và sửa chữa bếp điện từ/hồng ngoại tại nhà

Nhà bạn đang sử dụng bếp điện từ/hồng ngoại và đột nhiên bếp bị lỗi không hoạt động được. Có nhiều lỗi gặp phải, bạn cần biết cách kiểm tra và sửa chữa bếp điện từ/hồng ngoại tại nhà để tiện khắc phục hoặc gọi thợ sửa chữa.

1. Bếp điện từ/hồng ngoại có hay bị lỗi không?

Về cơ bản nếu là bếp thương hiệu chính hãng thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng mà ít khi gặp lỗi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp do các yếu tố bên ngoài như nguồn điện, cách sử dụng chưa đúng, chọn dụng cụ nấu không phù hợp hoặc thậm chí là chưa cắm điện,… khiến cho bếp không hoạt động được. Đây là những lỗi đơn giản bạn có thể tự tìm hiểu và điều chỉnh lại.

sua chua bep dien tu 1

Những lỗi khó hơn liên quan đến bộ phận bên trong bếp thì cần phải tiến hành kiểm tra bằng dụng cụ, cần có kiến thức chuyên môn. Nếu không chắc chắn có thể sửa chữa thì tốt nhất là nên liên hệ dịch vụ sửa chữa. Nếu bếp còn trong thời hạn bảo hành thì lên hệ trung tâm bảo hành của hãng.

Một số lỗi thường gặp ở bếp hồng ngoại:

1. Lỗi E1, E2: Lỗi cảm ứng nhiệt
2. Lỗi E3: Quạt giải nhiệt của bếp hồng ngoại bị hư
3. Lỗi E4: Điện áp quá thấp
4. Lỗi E5: Điện áp quá cao
5. Lỗi E6: Nhiệt độ bên trong bếp quá nóng
6. Lỗi E7: Hở mạch điện
7. Lỗi E8: Bếp hồng ngoại bị hở điện trở
8. Lỗi E9: Nhiệt độ trong bếp mất kiểm soát
9. Lỗi nhấn/chạm biểu tượng ON/OFF nhưng đèn không sáng

Nếu gặp các lỗi trên, dù bạn đã khởi động lại nguồn điện nhưng vẫn không được, hãy gọi cho đội ngũ kỹ thuật viên của Bão Hòa để được chúng tôi hướng dẫn từ xa:

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tổ 10 KP.3A, P.Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0933 240 058

Website: https://dienlanhtainha.net/

Có thể bạn quan tâm: Lò vi sóng bị hư: nguyên nhân và cách sửa chữa

2. Cách kiểm tra và sửa chữa bếp điện từ/hồng ngoại tại nhà

Để kiểm tra và sửa chữa bếp tại nhà khi bếp không hoạt động và thấy có báo một trong các lỗi E hay lỗi H thì cần tiến hành theo các bước sau:

B1: Kiểm tra xem nguồn điện xem có thực sự ổn định không. Nếu không thì cần sử dụng lioa trong trường hợp nguồn điện quá yếu hoặc quá cao so với mức nguồn điện tại Việt Nam là 220V.

B2: Kiểm tra cảm biến nhiệt trong bếp

Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng đồng hồ đo VOM để thang X1 và đo vào 2 chân rắc cắm vào mạch bếp, nếu thấy kim lên là cảm biến tốt và ngược lại nếu không lên là cảm biến hỏng. Lúc này cần thay thế cảm biến mới

B3: Vệ sinh bếp và quạt tản nhiệt rồi đặt bếp ở chỗ thoáng mát: Nếu bếp nhà bạn chạy nóng bình thường một lúc rồi mới báo lỗi thì cần vệ sinh bếp và quạt tản nhiệt. Cần kiểm tra xem quạt tản nhiệt có chạy hay không, chạy yếu hay chậm. Nếu quạt không chạy thì cần gọi thợ sửa.

B4: Hỏng bo mạch điện tử: Nếu đã kiểm tra tất cả các bước ở trên mà bếp vẫn chưa hoạt động thì đây có thể là lỗi liên quan đến bo mạch điện tử. Lúc này cần liên hệ tới trung tâm bảo hành của hãng bếp hay đơn vị sửa bếp.

sua chua bep dien tu 2

Trên đây là một số lưu ý về cách kiểm tra và sửa chữa bếp điện từ/hồng ngoại tại nhà. Điều quan trọng để tránh cho bếp bị gặp lỗi là cần tuân thủ đúng hướng dẫn khi sử dụng. Nên kiểm tra bảo dưỡng bếp điện từ/hồng ngoại định kỳ để đảm bảo an toàn cũng như độ bền của bếp. Đặc biệt nếu bếp bị lỗi và bạn không tự sửa được thì cần liên hệ với các trung tâm sửa chữa điện lạnh có uy tín.